Kiến thức

Trở về

Lựa chọn Trái phiếu Doanh nghiệp thay cho gửi tiết kiệm? Bước đi mạo hiểm hay tìm lối đi riêng?

Bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống như bất động sản, vàng, gửi tiết kiệm, trái phiếu doanh nghiệp hiện đang là kênh đầu tư nhận được nhiều quan tâm với mức rủi ro thấp và lãi suất hấp dẫn. Vậy trái phiếu doanh nghiệp là gì? Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thay cho gửi tiết kiệm liệu có phải là lựa chọn mạo hiểm?

1. Trái phiếu là gì?

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Hay nói cách khác, trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của tổ chức phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một số tiền cụ thể, trong một kỳ hạn xác định và lãi suất quy định.

Tổ chức phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (gọi là trái phiếu doanh nghiệp) hay một tổ chức của chính quyền công như: Kho bạc nhà nước (gọi là trái phiếu kho bạc) hoặc chính phủ (gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ).

2. Các loại trái phiếu trên thị trường:

Tiêu chí phân loại

Loại

Định nghĩa

Phân loại theo TCPH

Trái phiếu do Chính phủ phát hành

Chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn được coi là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường. Vì vậy, trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro nhất. Tuy nhiên trái phiếu này thường có kỳ hạn dài và lãi suất thấp (khoảng 2-4%/năm)

Trái phiếu do doanh nghiệp phát hành

Là trái phiếu có kỳ hạn 01 năm trở lên do doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam phát hành.

Trái phiếu do ngân hàng hoặc Tổ chức tài chính phát hành

Các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động.

Phân loại theo lãi suất

Trái phiếu có lãi suất cố định

Là loại trái phiếu mà lãi suất được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định trong suốt kỳ hạn trái phiếu, tính theo mệnh giá.

Trái phiếu có lãi suất thả nổi

Là loại trái phiếu mà lãi suất trong các kỳ có sự khác nhau và có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.

Phân loại theo mức độ bảo đảm

Trái phiếu không có tài sản bảo đảm

Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của tổ chức phát hành.

Trái phiếu có tài sản bảo đảm

Là loại trái phiếu mà tổ chức phát hành dùng tài sản có giá trị của mình hoặc của bên thứ ba làm bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn. Khi tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền tổ chức phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu sau:

   + Trái phiếu có tài sản cầm cố: Là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc tổ chức phát hành cầm cố bất động sản hoặc động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ.

   + Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: Là loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc tổ chức phát hành đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm.

Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu

Trái phiếu chuyển đổi

Là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu phổ thông của chính công ty đó. Việc chuyển đổi này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu.

Trái phiếu kèm chứng quyền

Là loại trái phiếu phát hành cùng với việc phát hành chứng quyền, cho phép trái chủ được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định của chính doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được định trước.

Trái phiếu có thể mua lại

Là loại trái phiếu cho phép tổ chức phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.

 

3. Tìm hiểu về Trái phiếu doanh nghiệp

 

  • Là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của công ty phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền xác định;
  • Có xác định khoảng thời gian sở hữu cụ thể;
  • Khi trái phiếu đáo hạn, Tổ chức phát hành phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu (tiền gốc) và lãi suất tương ứng cho người nắm giữ trái phiếu;

 

4. Đặc điểm của Trái phiếu doanh nghiệp

 

  • Thu nhập từ trái phiếu doanh nghiệp là tiền lãi, được thanh toán cố định theo kỳ (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng…) và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp có thể cố định hoặc thả nổi (thay đổi theo từng kỳ thanh toán)
  • Bản chất trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi doanh nghiệp bị giải thể hay phá sản thì trước hết doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán cho những người nắm giữ trái phiếu trước, sau đó mới chi trả cho các Cổ đông;

 

5. Các đơn vị, tổ chức liên quan đến một đợt phát hành Trái phiếu doanh nghiệp:

 

  • Tổ chức, doanh nghiệp phát hành
  • Người sở hữu trái phiếu (trái chủ)
  • Công ty chứng khoán (đóng vai trò làm Đại lý trái phiếu)
  • Tổ chức tín dụng, ngân hàng (nếu có)

 

6. So sánh Trái phiếu doanh nghiệp và Gửi tiết kiệm

 

 

Trái phiếu doanh nghiệp

Gửi tiết kiệm

Lãi suất

Dao động từ 8-12%/năm

  • Có thể cố định trong suốt kỳ hạn
  • Có thể thả nổi theo lãi suất tiết kiệm ngân hàng + với một biên độ cố định

Dao động từ 3-7%/năm

Lãi suất cố định trong suốt thời gian gửi tiền

Trả lãi

Cố định theo kỳ hạn tùy theo từng loại trái phiếu (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng…)

Trả lãi một lần vào cuối kỳ

Kỳ hạn

Từ 1-5 năm

Từ 1 tháng – 3 năm

Rủi ro

Trái phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp uy tín, có tài sản bảo đảm tốt thì thường có rủi ro thấp

Rủi ro phụ thuộc vào tình hình tài chính của ngân hàng

Tài sản bảo đảm

Có thể được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.

Trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu

Được bảo hiểm bởi bảo hiểm tiền gửi của Nhà nước với mức bảo hiểm tối đa là 50 triệu đồng

Thanh khoản

Khả năng rút vốn linh hoạt, dễ dàng chuyển nhượng hoặc bán lại
với mức lãi suất theo thỏa thuận với bên mua

Chỉ được tất toán full lãi suất vào cuối kỳ.

Hình thức chứng nhận

Giấy chứng nhận/xác nhận sở hữu

Sổ tiết kiệm

Đơn vị quản lý

Công ty chứng khoán đóng vai trò đại lý lưu ký

Ngân hàng nơi mở tài khoản tiết kiệm

 

Hy vọng bài viết trên đây mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn. Nếu bạn đang cân nhắc về các phương án đầu tư hoặc cần thêm thông tin về các sản phẩm tài chính thịnh hành, bạn hãy điền theo form đăng ký dưới đây để có thể nhận tư vấn miễn phí từ Safeinvest.

Hồng Ngọc - Safeinvest