Admin, Ngày 17/01/2020 lúc 00:36
Sau khi trái phiếu được phát hành, giá của trái phiếu phụ thuộc vào tình hình lãi suất trên thị trường. Ví dụ, công ty A phát hành trái phiếu mệnh giá 1 triệu đồng, lãi suất coupon 10% một năm, trong thời hạnh 5 năm. Trái phiếu này hiện mang lại cho người sở hữu một khoản thu nhập 100.000 một năm
Sau khi trái phiếu được phát hành, giá của trái phiếu phụ thuộc vào tình hình lãi suất trên thị trường. Ví dụ, công ty A phát hành trái phiếu mệnh giá 1 triệu đồng, lãi suất coupon 10% một năm, trong thời hạnh 5 năm. Trái phiếu này hiện mang lại cho người sở hữu một khoản thu nhập 100.000 một năm. Một câu hỏi đặt ra là: nếu một nhà đầu tư muốn mua trái phiếu này thì nên trả giá là bao nhiêu? Giá trái phiếu phụ thuộc vào lãi suất hiện tại trên thị trường đối với trái phiếu hay một khoản vay cùng loại (thời hạn tương đương, uy tín của người phát hành tương đương, lãi suất coupon tương đương). Nếu lãi suất này trên thị trường là 5% thì trái phiếu phải có giá trị là 2 triệu (100.000/5%) vì khi bỏ 2 triệu để mua trái phiếu thì nhà đầu tư nhận được 100.000 mỗi năm, tương đương với mức lãi suất 5% hiện hành. Nếu lãi suất trên thị trường tăng thành 10% thì trái phiếu có giá trị là 1 triệu (100.000/10%). Ví dụ này cho thấy giá trí phiếu tỷ lệ nghịch với lãi suất trên thị trường. Vì khoản lãi mà người phát hành trái phiếu phải trả là cố định nên lãi suất trên thị trường càng cao thì giá trái phiếu càng giảm và ngược lại, lãi suất càng giảm thì giá trái phiếu càng cao. Tóm lại, khi mua trái phiếu, tỷ lệ lãi ròng mà nhà đầu tư thực sự nhận được, chưa tính các khoản phí giao dịch, là tỷ lệ giữa tiền lãi coupon hàng năm và giá mua trái phiếu hay còn gọi là lợi suất hiện thời (current yield).
Một cách khác để nhìn nhận về giá trái phiếu là thông qua lãi suất đáo hạn (yield – to – maturity, YTM). YTM là lãi suất trung bình hàng năm nhà đầu tư nhận được nếu mua một trái phiếu và nắm giữ trái phiếu đó cho đến ngày đáo hạn. Vì vậy, YTM thường được coi là lợi suất dài hạn của trái phiếu. YTM khá phổ biến trong giới đầu tư trái phiếu vì thường xuyên được sử dụng để so sánh các trái phiếu không cùng kỳ hạn và không cùng lãi suất coupon. Ngoài ra, YTM còn có thể được sử dụng để xác định giá trái phiếu một cách tương đối trên thị trường. Giả sử nhà đầu tư cần xác định giá mua trái phiếu A trả lãi coupon định kỳ 10%/năm, mệnh giá $1000 trong thời hạn 3 năm. Chiếu vào bảng xếp hạng tín nhiệm của S&P, trái phiếu A tương đương với trái phiếu B có thời hạn 5 năm, cùng mệnh giá 1 triệu, và trái phiếu B vừa được giao dịch ở mức giá 832. Thông tin giao dịch này phản ánh lãi suất mà nhà đầu tư kỳ vọng dài hạn (YTM) khi đầu tư vào trái phiếu có cùng hạng với B. Trong trường hộp này YTM là là lãi suất trung bình nhà đầu tư nhận được hàng năm khi mua trái phiếu với giá $832 và cầm trái phiếu đó trong 5 năm cho đến lúc trái phiếu hết hạn. Phương trình cho phép tính ra lãi suất đáo hạn , tức là nhà đầu tư trung bình nhận được 15% lợi suất mỗi năm nếu mua trái phiếu B. Vì A và B cùng hạng nên A có cùng YTM là 15%.
Nguyễn Trung Hưng, MA