Kiến thức

Trở về

Cách đọc biểu đồ chứng khoán cho nhà đầu tư mới bắt đầu

Sau khi lựa chọn cổ phiếu tiềm năng thông qua phân tích cơ bản, nhà đầu tư chứng khoán thường sử dụng phân tích kỹ thuật để lựa chọn thời điểm mua – bán phù hợp. Do tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán, mà biểu đồ là chính công cụ quan trọng để phân tích kỹ thuật; Safeinvest xin bắt đầu loạt bài viết về phân tích kỹ thuật bằng việc giới thiệu về các dạng biểu đồ chứng khoán, cách đọc biểu đồ và những lưu ý khi sử dụng.

  1. Các dạng biểu đồ thường gặp

Có 3 loại biểu đồ (đồ thị) thường gặp trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, bao gồm:

  1. Biểu đồ hình nến – Candlestick chart:

Biểu đồ hình nến được người Nhật Bản sáng tạo và áp dụng đầu tiên trên trong việc giao dịch gạo từ thế kỷ XVIII. Với những ưu điểm của mình, đồ thị này đang dần trở thành loại được sử dụng phổ biến nhất trên hầu hết các thị trường chứng khoán.

(Chúng tôi sẽ tập trung vào biểu đồ hình nến trong các phần sau).

Biểu đồ nến Vnindex

Nguồn: Phương Phương - Safeinvest.vn 

Mỗi ký tự trên biểu đồ nến (một nến) thể hiện trực quan, sinh động 4 thông tin về giá chứng khoán trong 1 phiên giao dịch (hoặc trong khung thời gian nhất định), bao gồm: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất.

Thường các biểu đồ kỹ thuật sẽ để mặc định màu xanh là cây nến tăng (giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa) và màu đỏ là của cây nến giảm (giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa). Nhà đầu tư chứng khoán cũng có thể chỉ thị màu khác cho cây nến.

b. Đồ thị hình thanh – Bar chart

Biểu đồ hình thanh khá phổ biến ở các nước phương tây. Tương tự như biểu đồ nến, biểu đồ thanh cũng thể hiện đầy đủ 4 thông tin của giá cổ phiếu trong phiên giao dịch (hoặc khung thời gian nhất định).

Biểu đồ thanh Vnindex

Nguồn: Phương Phương - Safeinvest.vn

c. Đồ thị dạng đường – Line chart

Đây là loại biểu đồ có những đường nối từ giá đóng cửa này đến giá đóng cửa tiếp theo trong một khung thời gian nhất định.

Biểu đồ đường Vnindex

Nguồn: Phương Phương - Safeinvest.vn

Biểu đồ đường là loại biểu đồ quen thuộc, thường được sử dụng các ngành khoa học dùng để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội vì tính trực quan và dễ hiểu. Đối với chứng khoán, biểu đồ đường đơn giản là hình ảnh minh họa xu hướng của giá theo thời gian.

2. Khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch là khối lượng chứng khoán được giao dịch khớp lệnh trong một khoảng thời gian nhất định. Phần lớn các nhà đầu tư chứng khoán khi sử dụng phân tích kỹ thuật đều kết hợp yếu tố khối lượng giao dịch bên dưới biểu đồ giá.

Biểu đồ giá – khối lượng cổ phiếu VPB

Nguồn: Phương Phương - Safeinvest.vn 

Trước tiên, khối lượng giao dịch cho thấy mức độ thanh khoản của thị trường, các cổ phiếu có khối lượng giao dịch càng lớn (thanh khoản càng cao) thì việc mua bán càng nhanh chóng và giá giao dịch cũng sẽ gần hơn với giá trị thực. Ngược lại, cổ phiếu có khối lượng giao dịch càng nhỏ (thanh khoản càng thấp) thì việc mua bán càng khó khăn và giá cổ phiếu dễ cách xa giá trị thực hơn.

Thứ hai, phân tích khối lượng giao dịch cũng sẽ thể hiện tâm lý nhà đầu tư trên thị trường. Trong đồ thị VPB trên có 2 trường hợp A và B. Trường hợp A: giá giảm khối lượng giảm, cho thấy tâm lý nhà đầu tư muốn bán ít – đây là một tín hiệu cho thấy thị trường sẽ sớm quay trở lại kênh tăng giá. Trường hợp B: giá tăng khối lượng tăng, cho thấy nhiều nhà đầu tư chấp nhận mua cổ phiếu ở vùng giá cao – củng cố xu hướng tăng giá.

3. Lựa chọn khung thời gian phân tích

 

Các trang/phần mềm phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán thường cho phép nhà đầu tư lựa chọn các khung thời gian:

  • Minute (Thời gian theo Phút): 1 phút – 3 phút – 5 phút – 15 phút – 30 phút – 45 phút
  • H (Thời gian theo Giờ - Hour): 1 giờ – 2 giờ – 3 giờ – 4 giờ
  • D: Thời gian theo ngày (Day)
  • W: Thời gian theo tuần (Week)
  • M: Thời gian theo tháng (Month)

 

Các khung thời gian như ngày, tuần, tháng giúp nhà đầu tư chứng khoán có cái nhìn tổng quan về thị trường. Khung thời gian càng dài càng giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn và xác định xu hướng dài chính xác hơn. Các khung thời gian ngắn như giờ, phút giúp nhà đầu tư có cái nhìn chi tiết hơn, giúp nhà đầu tư có điểm vào lệnh tối ưu hơn.

Thông thường, các nhà đầu tư chứng khoán cơ sở thường sử dụng khung thời gian là ngày và tuần.

Trong khi đó, các nhà đầu tư chứng khoán phái sinh trong ngày (day trading) thường sử dụng khung thời gian là giờ và phút.

 

4. Thêm vào các chỉ báo

Các chỉ báo (indicator) thường được các nhà đầu tư sử dụng gồm: MA, SMA, MACD, Bollinger Band… (xem bài các chỉ báo, link: ………. Để biết chi tiết) là một phần của phân tích kỹ thuật, giúp các nhà đầu tư chứng khoán dễ phân tích biến động của giá, khối lượng giao dịch… cổ phiếu hơn.

Để thêm vào chỉ báo, nhà đầu tư chọn: mục indicator ở các trang phân tích kỹ thuật.

Mục indicator (khoanh tròn đỏ) ở tradingview và vietstock.

 

5. Sử dụng các công cụ vẽ

Các trang phân tích kỹ thuật cung cấp cho nhà đầu tư chứng khoán các công cụ vẽ, bao gồm: công cụ vẽ đường, công cụ vẽ mô hình giúp việc phân tích hiệu quả hơn.

Chi tiết xem bài: Các mẫu hình phân tích kỹ thuật thường dùng – link………………