Tin tức

Trở về

Sự thật “bất ngờ” về thị trường Trái Phiếu Việt Nam

Thị trường trái phiếu đang ngày càng phát triển, trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, thanh khoản nhanh, đem lại khả năng sinh lời cao và tương đối an toàn với các Nhà đầu tư. Bạn đang tìm hiểu về thi trường trái phiếu ? Bạn đang phân vân đầu tư vào sản phẩm tài chính này?

Thị trường trái phiếu đang ngày càng phát triển, trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, thanh khoản nhanh, đem lại khả năng sinh lời cao và tương đối an toàn với các Nhà đầu tư. Bạn đang tìm hiểu về thi trường trái phiếu ? Bạn đang phân vân đầu tư vào sản phẩm tài chính này?
Safeinvest xin giới thiệu với các Nhà đầu tư một vài sự thật của thị trường trái phiếu Việt Nam:

1. Số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu không nhiều: Việt Nam có 41 tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, chiếm tỉ lệ không đáng kể nếu so với 561.064 doanh nghiệp đang hoạt động (số liệu 31/12/2017) và 1.692 doanh nghiệp đang niêm yết/đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán.

2. Cấu trúc ngành nghề -Ngân hàng và bất động sản dẫn đầu:
Ngành ngân hàng chiếm tỉ trọng cao nhất với 26,7%, tiếp theo đó là bất động sản (21,6%), sản xuất (13,8%), nông nghiệp (12,9%) và xây dựng (12,7%).

3. Loại hình trái phiếu – Chủ yếu là trái phiếu thường:
74,7% là trái phiếu thông thường, tức là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, còn lại 25,3% là trái phiếu chuyển đổi.

4. Cấu trúc kỳ hạn – Chủ yếu dưới 5 năm:
Cấu trúc kỳ hạn: Trong 95 trái phiếu theo dõi, có tới 78 trái phiếu có kỳ hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, giá trị phát hành là 51.085 tỉ đồng, chiếm 71,2% tổng giá trị trái phiếu phát hành

5. Niêm yết trái phiếu – Sân chơi của các ông lớn:
Hiện tại chỉ có 28 trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE). Đây đều là trái phiếu phát hành ra công chúng của các tập đoàn hoặc doanh nghiệp trong hệ thống của tập đoàn lớn như Vingroup, Masan, Thành Thành Công, Novaland, TCT Phát triển đô thị Kinh Bắc, CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP HCM